Bạn đứng thứ mấy trong lớp không quan trọng nhưng phải thể hiện được đẳng cấp khi bước ra xã hội "

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch năm

Tổ Khoa học Tự nhiên

Cập nhật lúc : 08:30 08/11/2022  

Kế hoạch năm 2022-2023

                  

TRƯỜNG THCS PHONG HÒA

               TỔ LÝ- HÓA – SINH - CN

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

              Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

             Phong Hòa, ngày 30 tháng 8 năm 2022

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TỔ CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2022 – 2023

 

-  Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học của Trường trung học cơ sở Phong Hòa

Tổ Lý – Hóa – Sinh - CN xây dựng kế hoạch giáo dục năm học 2022 - 2023 như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1.     Thuận lợi:

Hoạt động của tổ được sự quan tâm, giúp đỡ của BGH, chi bộ và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

Giáo viên trong tổ đều được tham gia các lớp tập huấn do trường và ngành tổ chức. Trong tổ có 6 giáo viên và 1 nhân viên gồm: 1 Thạc sĩ, 3 Đại học và 3 Cao đẳng. Đội ngũ giáo viên trong tổ rất trẻ, đoàn kết, nhiệt tình, cầu tiến, có tinh thần trách nhiệm cao, trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có ý thức tập thể, luôn phấn đấu vì lợi ích chung.

Toàn bộ giáo viên trong tổ đều đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, có 2 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp huyện.

Về phía học sinh: Đa số các em ngoan, lễ phép. Các bậc phụ huynh luôn quan tâm đến con em mình, thường xuyên liên lạc với giáo viên để nắm bắt tình hình.

Khó khăn:

- Tổ gồm nhiều bộ môn nên khá khó khăn trong việc quản lí, trao đổi chuyên môn đặc biệt là bộ môn hóa học.Trong tổ có giáo viên ở xa, có con nhỏ nên phần nào gặp khó khăn trong quá trình triển khai hoạt động.

- Địa bàn ở vùng thấp trũng, thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa lụt, điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn,  điều kiện học tập của học sinh còn hạn chế

 - Một số phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em, chưa có tinh thần phối hợp trong việc giáo dục học sinh.Vì thế, vẫn có những học sinh khi đến trường còn thiếu điều kiện về vật chất cũng như tinh thần.

- Học lực của học sinh không đều, một số em chưa xác định đúng động cơ học tập của mình. Không ít học sinh chưa nắm vững kiến thức cơ bản nên khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức mới. 

- Năm học  thực hiện đổi mới SGK lớp 6,7 với sự tích hợp 3 phân môn thành môn KHTN trong khi giáo viên chưa được bồi dưỡng để phụ trách nên gặp nhiều khó khăn trong phân công công tác và giảng dạy.

II. CÁC MỤC TIÊU NĂM HỌC

Sau khi học xong cấp THCS học sinh có đủ phẩm chất và năng lực quy định tại chương trình giáo dục bậc học, học sinh biết điểu chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kỷ năng nền tảng, có hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.

Đến năm 2022 trường THCS Phong Hòa đạt chuẩn kiểm định chất lượng ở mức 3, đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 2, xây dựng môi trường giáo dục chuyên nghiệp, chất lượng, cảnh quang trường học đẹp, xứng đáng thuộc tốp đầu những đơn vị về chất lượng giáo dục của cấp THCS huyện Phong Điền.

Toàn thể CBGVNV thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, qui chế của ngành và nội quy cơ quan về đổi mới giáo dục trung học, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được nhà trường phân công; hưởng ứng đầy đủ các cuộc vận động và phong trào do nhà trường và cấp trên đề ra bằng những hoạt động thiết thực, có hiệu quả, phù hợp điều kiện của địa phương, nhà trường ; 100% CBGVNV hoàn thành nhiệm vụ do nhà trường phân công.

Nâng cao chất lượng đội ngũ, tiếp cận và thực hiện hiệu quả những định hướng đổi mới của ngành, thực hiện chương trình giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học, tăng cường tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các chuyên đề, các chủ đề trong các môn học. Sử dụng hiệu quả các phòng học bộ môn và thiết bị, đồ dùng dạy học.

Tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học trong CT GDPT hiện hành theo hướng dẫn của công văn 5512 đối với lớp 6,7 và công văn 3280 đối với lớp 8,9.

Thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kỹ thuật dạy học tích cực; đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá học sinh theo thông tư 58/2011/TT/BGDĐT kèm theo hướng dẫn của Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT. Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề kiểm tra, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong việc thi và kiểm tra; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, sức khoẻ cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm sáng tạo; hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo, hoạt động Câu lạc bộ Nhà khoa học trẻ.

Tham gia đầy đủ, có chất lượng, các hội thi do trường, cấp trên tổ chức.

Tiếp tục thực hiện và tham gia tốt các hoạt động thuộc  Đề án Ngày Chủ nhật xanh "Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm Xanh - Sạch - Sáng"

III. CÁC NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU VÀ BIỆN  PHÁP  THỰC HIỆN

1. Nhiệm vụ 1: Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục phổ thông

1.1. Các chỉ tiêu:

Khối lớp 6,7:  Thực hiện CT GDPT năm 2018 (Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018).

Khối lớp 8, 9: Thực hiện CT GDPT hiện hành (Thông tư số 16/2006/TT-BGDĐT ngày 05/5/2006).

1.2. Các giải pháp thực hiện:

Tổ chuyên môn:

-  Căn cứ vào các Công văn hướng dẫn của Bộ Giáo Dục ( CV 3280/BGD ĐT-GDTrH) để chỉ đạo giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, đưa vào trong kế hoạch dạy học một cách sáng tạo, khoa học (tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục) phù hợp với các chủ đề và theo hình thức, phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới (sẽ được tập huấn) và kỹ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội. Tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn phù hợp với điều kiện thực tế của tổ chuyên môn, của trường.

-  Chỉ đạo GV tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh, áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột”, khăn trải bàn và các phương pháp dạy học tích cực khác; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ; bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh; Tạo điều kiện cho GV thực hiện các chuyên đề, chủ đề, quán triệt tinh thần giáo dục tích hợp  tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học. Tiếp tục triển khai dạy học và kiểm tra  theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các bộ môn đã được tập huấn.

-  Thực hiện tốt công tác dự giờ, thăm lớp; kiểm tra hồ sơ, giáo án của toàn bộ giáo viên trong tổ; đảm bảo chỉ tiêu đã đề ra, đặc biệt là nâng cao năng lực giảng dạy và trao đổi chuyên môn giữa các giáo viên được phân công giảng dạy KHTN lớp 6,7. Triển khai thực hiện các chuyên đề đã đăng kí với trường đúng thời gian, có hiệu quả.

-  Cùng với nhân viên phụ trách thiết bị để kiểm kê số lượng, đánh giá chất lượng ĐDDH, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy – học; tham mưu với trường để mua sắm, bổ sung thêm một số ĐDDH, trang thiết bị còn thiếu. Phối hợp với nhân viên thư viện để mua thêm sách, báo, tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu của giáo viên và học sinh.

Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên:

-  Thực hiện tốt các khâu “ Soạn, giảng, chấm, chữa ” đúng Quy chế; Đảm bảo ngày công; nếu vì lí do chính đáng mà phải nghĩ dạy phải nhờ người dạy thế, bàn giao giáo án và báo cho tổ trưởng chuyên môn trước 2 ngày.

-  Xây dựng và đưa các chủ đề, chuyên đề, vào trong kế hoạch dạy học, sau khi được phê duyệt phải thực hiện nghiêm túc chương trình và kế hoạch giáo dục theo sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT. Thực hiện dạy học chương trình 35 tuần, tuyệt đối không được cắt, xén giờ dạy, nội dung bài dạy. Thực hiện tốt việc dạy học tự chọn.

-  Đầu tư thời gian và trí tuệ để soạn bài có chất lượng, đúng quy định. Mạnh dạn đổi mới PPDH theo hướng lấy học sinh làm trung tâm; Sử dụng tối đa và có hiệu quả ĐDDH, trang thiết bị hiện có của trường; tự làm thêm ĐDDH để nâng cao chất lượng dạy học.

- Tham gia tích cực, đầy đủ các phong trào, cuộc thi do Nhà trường, PGD, địa phương và các đoàn thể trong, ngoài nhà trường tổ chức.

1.3. Tổ chức thực hiện:

- Tổ chức dạy học trực tuyến, kiểm tra tình hình dạy học và thực hiện chương trình , thời khóa biểu đúng quy định.

Khối lớp 6,7: Thực hiện CT GDPT năm 2018 (Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018

Khối lớp  8, 9: Thực hiện CT GDPT hiện hành (Thông tư số 16/2006/TT-BGDĐT ngày 05/5/2006

- Đối với lớp 6,7: Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp: Mỗi tuần dạy 3 tiết ( 01 tiết chào cờ và 01 tiết sinh hoạt lớp và tiết NGLL), tổng cộng 105 tiết :

Tháng 9/2021:  chủ đề 1 “ Em với nhà trường”

Tháng 10/2021:  chủ đề 2 “ Khám phá bản thân”

Tháng 11/2021:  chủ đề 3 “ Trách nhiệm với bản thân”

Tháng 12/2021:  chủ đề 4 “ Rèn luyện bản thân”

Tháng 01/2022:  chủ đề 5 “ Em với gia đình”

Tháng 02/2022:  chủ đề 6 “ Em với cộng đồng”

Tháng 3/2022:  chủ đề 7 “ Em với thiên nhiên và môi trường”

Tháng 4/2022:  chủ đề 8 “ khám phá thế giới nghề nghiệp”

Tháng 5/2022:  chủ đề 9 “ Hiểu bản thân chọn đúng nghề”

 Đối với lớp 8,9: Mỗi tuần dạy 2 tiết ( 01 tiết chào cờ và 01 tiết sinh hoạt lớp   thực hiện 02 tiết NGLL/ tháng )

- Tổ chức dạy học tích hợp: Đầu năm học nhà trường chỉ đạo các tổ nhóm chuyên môn xây dựng các chủ đề dạy tích hợp, chỉ đạo việc dạy học phân hóa phù hợp với đối tượng học sinh.

- Tổ  chức triển khai, phổ biến, chỉ đạo giáo viên nghiên cứu kĩ các Công văn hướng dẫn của Bộ Giáo Dục (CV 3280/BGD ĐT-GDTrH; TT số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh)

- Chỉ đạo giáo viên rà soát nội dung, chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục theo khung thời gian 35 tuần thực học (học kỳ I: 18 tuần, học kỳ II: 17 tuần), có đủ thời lượng dành cho luyện tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và kiểm tra giữa kì, cuối kỳ

- Dựa trên qui trình hoạt động của nhà trường để xây dựng qui trình hoạt động của tổ, phối hợp với BGH thực hiện tốt và có khoa học qui trình kiểm tra nội bộ và thực hiện có hiệu quả các chuyên đề đã đăng kí.

2. Nhiệm vụ 2: Nâng cao hiệu quả giáo dục đại trà, Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu

2.1. Các chỉ tiêu:

 Chỉ tiêu cuối năm:

a.      Giáo dục hai mặt: ( Có bảng chỉ tiêu kèm theo gồm chất lượng bộ môn và chất lượng 2 mặt)

Học lực: Tỷ lệ học sinh xếp loại Học lực giỏi trên 28.0%. Học lực yếu dưới 3%.

Hạnh kiểm: Hạnh kiểm tốt, khá trên 95%;

Tỷ lệ học sinh lên lớp sau khi thi lại 100%;

Học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS  tỷ lệ 100%.

Chất lượng mũi nhọn:

Cấp huyện: 9 -10 giải:

       Cụ thể: Sinh: 4 - 5 giải: lớp 8: 1-2; lớp 9: 2 - 3

                    Lý:  04 giải: lớp 8: 02; lớp 9: 02

                   Hóa: 02 giải: lớp 8: 01; lớp 9: 01

     Cấp tỉnh: 02 giải:

    Cụ thể:  Sinh: 01 giải, Lý: 01 giải

2.2. Các giải pháp thực hiện

  a. Giáo dục hai mặt:

- Giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi bộ môn, các chủ đề tích hợp liên môn, đồng thời tích hợp vào kế hoạch giáo dục, xây dựng kế hoạch dạy học  phù hợp với các chủ đề và hình thức, phương pháp dạy học tích cực.

  -  Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá qua các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình.

- Triển khai tốt các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và tham gia trường học kết nối.

- Giáo viên chủ nhiệm quản lí lớp chặt chẽ, giáo dục cho học sinh ý thức, động cơ, thái độ học tập đúng đắn. Kịp thời động viên, khen thưởng học sinh tốt, nhắc nhỡ học sinh chưa tốt.

Thực hiện tốt công tác điều tra thực tế nhằm nắm chắc tình hình, hoàn cảnh của từng học sinh. Kịp thời thăm hỏi, động viên những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đau ốm. Nắm chắc số lượng học sinh của lớp. Nếu có học sinh nghỉ học dài ngày phải có biện pháp vận động học sinh trở lại lớp và báo cáo ngay với nhà trường để cùng phối hợp.

b. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi:

- Lựa chọn học sinh để bồi dưỡng: Có lực học giỏi; yêu thích bộ môn; ham học hỏi.

- Thời gian bồi dưỡng ngay từ tháng 9 .

- Tăng cường bồi dưỡng ngay từ đầu năm để học sinh yêu thích và có động lực học tập, mục tiêu rõ ràng.

- Nội dung bồi dưỡng đúng trọng tâm. Cần bám sát các dạng đề thi học sinh giỏi của các năm trước.

2.3. Tổ chức thực hiện:

 - Chỉ đạo giáo viên nghiên cứu công văn 3280, (CV5512 đối với khối 6,7) để xây dựng kế hoạch giáo dục 35 tuần.Thực hiện việc soạn bài đầy đủ, lên lớp có giáo án, thực hiện đúng, đủ chương trình, có đầy đủ hồ sơ theo quy định của thông tư 32 và tham dự đầy đủ các buổi hội họp.

- Áp dụng Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 để đánh giá, xếp loại học sinh đối với các khối 8,9. Đối với khối 6,7 áp dụng đánh giá theo Thông tư 22/2021/TT - BGDĐT ngày 22/7/2021. Tổ chức đủ số lần kiểm tra thường xuyên, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra cuối kỳ cả lý thuyết và thực hành.Thực hiện việc chấm, trả bài kiểm tra nghiêm túc, đúng thời gian qui định học trực tiếp.

- GV lập danh sách đội tuyển, đăng kí lịch bồi dưỡng và thực hiện theo phân công. Tổ chuyên môn phối kết hợp với BGH nhà trường kiểm tra, động viên kịp thời công tác bồi dưỡng của giáo viên..

3. Nhiệm vụ 3: Tổ chức các chuyên đề, ngoại khóa

3.1. Các chỉ tiêu:

Tổ chức thực hiện triển khai các chuyên đề sâu về chuyên môn.

 Cụ thể: Triển khai 02 chuyên đề:

STT

Môn

Tên chuyên đề

Thời gian

triển khai

GV thực hiện

1

Sinh

Giáo dục giới tính, SKSS vị thành niên và phòng chống AIDS.

Tháng 12/ 2022

Nguyễn Thị Thanh Tâm

2

Lý - CN

 

3.2. Các giải pháp thực hiện:

- Chỉ đạo giáo viên nghiên cứu kĩ nội dung chương trình để lựa chọn nội dung phù hợp để triển khai. Thực hiện đảm bảo 2 chuyên đề/ năm học.

-  Thảo luận, chọn lựa nội dung và lên kế hoạch triển khai chuyên đề.

 -  Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cá nhân trong tổ thực hiện chuyên đề.

  - Phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách đội trong việc thực hiện chuyên đề.

3.3. Tổ chức thực hiện:

Giáo viên đăng kí nội dung chuyên đề, thời gian triển khai cụ thể.

Tổ chuyên môn xây dựng qui trình thực hiện phù hợp

3.4. Điều kiện thực hiện

Tùy theo mức độ, nội dung, phạm vi triển khai của chuyên đề để Tổ chuyên môn có kế hoạch chỉ đạo, chuẩn bị và phối hợp cùng với chuyên môn của nhà trường để thực hiện có hiệu quả.

4. Nhiệm vụ 4: Dạy học trải nghiệm

        4.1. Các chỉ tiêu:

          Thực hiện triển khai 1 hoạt động: Chăm sóc cây cảnh trong vườn trường. (Tháng 3/2023)

4.2. Các giải pháp thực hiện:

Tăng cường lồng ghép dạy học trải nghiệm vào các nội dung liên quan, chú trọng các nội dung vận dụng kiến thức liên môn và nội môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

4.3. Tổ chức thực hiện:

Giáo viên đăng kí nội dung thời gian triển khai cụ thể.

Tổ chuyên môn xây dựng qui trình thực hiện phù hợp

4.4. Điều kiện thực hiện:

Tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động trải nghiệm chăm sóc cây cảnh trong vườn trường trong điều kiện thời tiết thuận lợi.

5. Nhiệm vụ 5: Công tác kiểm tra nội bộ

5.1. Các chỉ tiêu:

a. Kiểm tra hồ sơ: Mỗi giáo viên kiểm tra 2 lần/năm.       

 Lần 1: Tháng 11/2022                   Lần 2:  Tháng 4/2023

b. Dự giờ, thao giảng: Mỗi giáo viên được tổ chuyên môn, trường dự giờ 2 tiết và 1 tiết thao giảng có ứng dụng công nghệ thông tin / học kì.

c. Thao giảng hội đồng:  01 tiết.

Giáo viên thực hiện: Môn: Khoa học tự nhiên

5.2. Các giải pháp thực hiện

- Khuyến khích giáo viên trong tổ ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết thao giảng và giảng dạy tên lớp.

- Tăng cường dự giờ thăm lớp học hỏi trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.

- Nội dung sinh hoạt tổ đi sâu vào công tác dạy và học, công tác chủ nhiệm, trao đổi những vấn đề khó khăn, chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy và đề ra các giải pháp khắc phục.

-Đổi mới sinh hoạt tổ theo hướng nghiên cứu nội dung bài dạy

5.3. Tổ chức thực hiện

- Dựa trên qui trình hoạt động của nhà trường để xây dựng qui trình hoạt động của tổ, phối hợp với BGH thực hiện tốt và có khoa học qui trình kiểm tra nội bộ giáo viên theo kế hoạch.

          IV. NHỮNG ĐỀ XUẤT:        

          - Trang bị thêm máy tính và tivi ở phòng thực hành để đảm bảo hướng dẫn thực hành ở phòng thực hành Hóa - Sinh.

          - Mua sắm thêm một số hóa chất, dụng cụ để thuận tiện hơn trong việc giảng dạy.

          - Sửa chữa hệ thống điện trong phòng thực hành Vật lí – Công nghệ.

          V/ Danh hiệu thi đua:

1. Tập thể.

- Tổ Tiên tiến.

- 1 lớp Tiên tiến, 1 chi đội mạnh

2. Cá nhân:

- Danh hiệu thi đua: CSTĐCS: 1; LĐTT: 6

- Đánh giá xếp loại viên chức: HTXSNV: 2; HTTNV: 5

         

TT

Họ và tên

DHTĐ

Xếp loại viên chức

TÊN ĐỀ TÀI

SKKN

1

Nguyễn Ngọc Tuấn

CSTĐCS

HTXSNV

Một số biện pháp nâng cao tính tích cực của học sinh trong dạy học môn sinh học 9.

2

Nguyễn Văn Khuyên

LĐTT

HTXSNV

2

Nguyễn Duy Thành

LĐTT

HTTNV

3

Nguyễn TThanhTâm

LĐTT

HTTNV

4

Trần Thanh Tuấn

LĐTT

HTTNV

5

Hồ Thị Thủy

LĐTT

HTTNV

 

7

Nguyễn N Thị Trang

LĐTT

  HTTNV

 

            PHÊ DUYỆT                                                         Tổ trưởng

             (Hiệu trưởng ký tên, đóng dấu)                                     

 

                                                                                                   Nguyễn Ngọc Tuấn