Giảng dạy chỉ tồn tại trong lớp học, nhưng giáo dục tiếp diễn suốt đời nguời "

Ngày 26 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Tin tức

Tin tức

Cập nhật lúc : 11:34 24/09/2013  

Phát triển khoa học hệ thống tại Việt Nam, ứng dụng trong GD&ĐT

- Hôm nay (23/9), Hội thảo quốc tế lần đầu tiên về “Phát triển khoa học hệ thống tại Việt Nam - ứng dụng trong GD&ĐT” được Viện quản trị Kinh doanh (FSB), Trường ĐH FPT phối hợp với ĐH Adelaide, Australia và Trung tâm Khoa học Tư duy thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức.

Các chuyên gia, nhà quản lý đào tạo, giảng viên ĐH thảo luận tại Hội thảo.

Hướng tới ứng dụng trong ngành giáo dục, Hội thảo có sự tham gia của 2 Phó Chủ tịch Hiệp hội Khoa học Hệ thống thế giới (ISSS), và nhiều lãnh đạo, các nhà quản lý và giảng viên đến từ gần 20 viện nghiên cứu, trường đại học và học viện của Việt Nam.

Tư duy hệ thống là cách tiếp cận sáng tạo để giải quyết nhiều vấn đề phức tạp trong tự nhiên và cuộc sống. Tư duy hệ thống đã nhanh chóng được đánh giá như là một yếu tố chủ yếu của đổi mới tư duy trước yêu cầu nhận thức sự phức tạp trong mối quan hệ toàn thể.

Theo cách nhìn của tư duy hệ thống, mọi thành phần trong thế giới đều có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, phức tạp và đầy bí ẩn… Những tương tác đó tạo ra những sự cộng hưởng có giá trị cao hơn rất nhiều việc tổng gộp đơn giản các giá trị của từng thành phần.

Nếu con người áp dụng tư duy hệ thống để có thể hiểu được các mối quan hệ phức tạp thì họ sẽ có những định hướng đúng đắn trong việc can thiệp các tương tác, tạo ra những giá trị mà họ mong muốn. Tư duy hệ thống là cần thiết cho mỗi người, đặc biệt là các nhà lãnh đạo để có những giải pháp mang tính tổng thể chứ không đơn giản tập trung vào các tính năng bị cô lập.

Viện trưởng Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) Nguyễn Việt Thắng cho biết: "Chúng tôi mong muốn những nhà quản trị hiểu rõ ý nghĩa của tư duy hệ thống, có ý thức áp dụng tư duy hệ thống vào mọi hoạt động quản trị ở đơn vị mình, mang lại hiệu quả vượt trội. Để thực hiện mong muốn đó, chúng tôi bắt đầu từ đội ngũ giảng viên. Khi giảng viên hiểu rõ, họ sẽ truyền tư duy hệ thống tới học viên của mình, từ đó tạo ra đội ngũ những nhà quản trị luôn biết cách giải quyết vấn đề tận gốc, tạo nên những giá trị cộng hưởng lớn cho xã hội”.

TS. Nguyễn Văn Thanh - Trưởng Ban Tư duy Hệ thống (Trung tâm Khoa học Tư duy) - nhận xét: "Việc phát triển Khoa học hệ thống tại Việt Nam sẽ tạo cơ sở khoa học nâng cao năng lực tư duy hệ thống trong giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn phức hợp, phức tạp đạt tới năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn, tiến tới tối ưu hóa trong sự phát triển bền vững của đất nước và hội nhập quốc tế.

Vận dụng đúng đắn khoa học hệ thống trong giáo dục đào tạo sẽ giúp chúng ta tìm lời giải tối ưu cho giải quyết các “Lỗi hệ thống”, xử lý đồng bộ sự tương tác giữa mục tiêu, cấu trúc và cơ chế vận hành của hệ thống giáo dục trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Đổi mới tư duy, xây dựng tư duy hệ thống, tư duy sáng tạo - khâu đột phá để đổi mới giáo dục hiện nay.”

An Nhiên

 

Số lượt xem : 282

Chưa có bình luận nào cho bài viết này

Các tin khác