Sau thực phẩm, giáo dục là nhu cầu số một của dân tộc ''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Tin tức » Khoa học - Công nghệ

Khoa học - Công nghệ

Cập nhật lúc : 16:04 17/12/2014  

Dạy Vật lý trên bảng tương tác bằng phần mềm Working Model

GD&TĐ - Sử dụng phần mềm Working Model để hỗ trợ dạy học vật lí trên bảng tương tác là một hướng mới mà nhiều trường học đã áp dụng và thu được nhiều kết quả khả quan.


Những lợi ích của bảng tương tác tương đối rõ ràng, ngoài giúp tăng sự hứng thú cho người học, tạo sự tương tác thầy và trò, khi sử dụng bảng tương tác giáo viên có thể lưu trữ dữ liệu như máy tính, có công cụ sử dụng như trên bảng phấn, có thể ghi chép, tương tác với các đối tương trên bảng làm cho tiết học trở nên sinh động hơn.Tuy nhiên, những tính năng ưu việt của bảng tương tác không bộc lộ hết nếu không có sự hỗ trợ của các phần mềm ứng dụng để tạo ra các hiệu ứng và các đối tượng tương tác cho bảng tương tác mà phần mềm Working Model cũng đóng một vai trò như vậy.

Phần mềm thích hợp cho việc dạy học 

Phần mềm Working Model chạy ổn định trên tất cả các hệ điều hành Windows và không xung đột với các phần mềm khác kể cả những phần mềm dùng cho bảng tương tác.

 Cụ thể là phần mềm ActivInspire, là phần mềm soạn bài giảng nằm trong hệ thống dạy và học tương tác (Digital Interative Classroom) có thể liên kết dễ dàng với phần mềm Working Model. 

Working Model tạo ra môi trường ảo trong máy tính, cho phép ta xây dựng các mô phỏng về hiện tượng vật lí để nghiên cứu chi tiết các quá trình cơ học biên đổi nhanh trong trường trọng lực, trường điện từ, hay động học hay tĩnh học vật rắn trong các tình huống giả sử lí tưởng hay giống với thực tế.

 Qua thực tế sử dụng cho thấy, phần mềm này có khả năng đáp ứng đầy đủ các tính năng cần thiết của một bộ phần mềm mô phỏng. Working Model được dùng để mô phỏng các quá trình cơ học biến đổi nhanh, phân tích các kết cấu tĩnh hoặc có thể phân tích động lực học cho các hệ thống cơ học.

 Trong dạy học Vật lí sự hỗ trợ của phần mềm là rất cần thiết, các quá trình cơ học biến đổi nhanh và thí nghiệm cơ học tĩnh hoặc động được thiết kế dễ dàng.

 Trong các quá trình cơ học biến đổi nhanh Working Model còn cho phép ta tương tác, thay đổi các thông số của các đối tượng đang khảo sát và xem ảnh hoạt nghiệm của chúng. Vì vậy, ta có thể quan sát các quá trình cơ học dưới nhiều khía cạch khác nhau như lực tác dụng, tọa độ, vận tốc và quỹ đạo chuyển động của vật …

 Kết hợp giữa bảng tương tác và chương trình mô phỏng các hiện tượng vật lí được xây dựng trên phần mềm Working Model cho phép giáo viên và học sinh tương tác với các hiện tượng vật lí trên bảng như tương tác trên đối tượng thật để khám phá ra bản chất của hiện tượng dễ dàng và sinh động hơn.

 

 

Giao diện phần mềm 

Giáo viên và học sinh hứng thú

 Thầy Trần Nhật Trung- giáo viên Trường THPT Lê Thánh Tông (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) cho biết: Qua hơn một năm nghiên cứu và sử dụng, chúng tôi thấy hệ thống bảng tương tác cho phép giáo viên tích hợp dễ dàng với các phương tiện camera, phim ảnh và nhiều tư liệu dạy học khác được số hóa.

 Hiệu quả nhất là chúng tôi đã sử dụng thành công phần mềm Working Model để hỗ trợ cho dạy học trên bản tương tác khi dạy học các bài trong chương động học và động lực học như chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều, rơi tự do, tổng hợp và phân tích lực, 3 định luật Niutơn, chuyển động ném (bao gồm chuyển động ném ngang và chuyển động ném xiên)…

 Phần mềm không chỉ hỗ trợ cho giáo viên và học sinh nghiên cứu về tính chất, định luật các hiện tượng vật lí, bên cạnh đó phần mềm còn giúp cho giáo viên và học sinh kiểm chứng định lượng lại các bài tập. 

Khi dạy học trong phòng học có trang bị bảng tương tác, có sự khác biệt rõ rệt giữa cách tiếp cận kiến thức vật lí đã được số hóa so với các phương thức truyền thống. 

Trước đây, trong giờ vật lí học sinh quan sát các mô phỏng về hiện tượng vật lí do giáo viên trình diễn trên máy tính một cách thụ động, theo dõi các tình huống đã được giáo viên chọn và soạn theo một kịch bản có sẵn. Trên bảng tương tác, học sinh chủ động tương tác trực tiếp với các hiện tượng vật lí đã được mô phỏng lại, chủ động trong cách phát hiện các định luật, các tính chất vật lí.

 Phần mềm Working Model kích thích khả năng tư duy, sáng tạo giúp cho học sinh dễ dàng tiếp thu các định luật, tính chất vật lí và liên hệ các kiến thức đó đối với các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên. 

Sự tương tác toàn diện trong lớp học giúp cho học sinh chủ động trong khi giải quyết các vấn đề trong học tập. Chủ động tìm kiếm thông tin, chủ động trao đổi với giáo viên, thảo luận nhóm làm phát huy năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề cho học sinh. 

Khi học và thao tác trên phần mềm Working Model và bảng tương tác giúp cho học sinh vận dụng được nhiều kiến thức và kĩ năng khác nhau trong đó có kiến thức tin học; kĩ năng quan sát, thu nhận và xử lí thông tin; kĩ năng đồ họa …

 Học sinh được làm các bài tập và kiểm chứng lại các kết quả trên phần mềm Working Model, giúp cho học sinh thấy mối liên hệ nhất định giữa các công thức và hiện tượng vật lí.

 Dạy học vật lí trên bảng tương có sự hỗ trợ của phần mềm Working Model giúp cho giáo viên soạn bài giảng vật lí dễ dàng, truyền tải một số kiến thức vật lí dễ dàng và định lượng hơn.

 So với cách dạy học truyền thống, khi dạy học trên bảng tương tác giáo viên được quan sát học sinh hoạt động nhiều hơn. Trên cơ sở đó, giáo viên có thể điều chỉnh các hiểu biết sai lệch của học sinh; hướng dẫn cách giải quyết vấn đề khi học sinh gặp khó khăn lúc vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các nhiệm vụ học tập; ứng dụng và giải thích các hiện tượng vật lí trong đời sống hằng ngày.

 P.H

 

 

Số lượt xem : 227

Chưa có bình luận nào cho bài viết này